Hỏi đáp


Hỏi:

Cơ sở em vừa qua có ca bệnh đã đến xin điều trị lại lần 3, qua tham vấn và đấnh giá ban đầu và làm các xét nghiệm bệnh nhân đủ điều kiện điều trị lại. Bệnh nhân có ý chí và quyết tâm điều trị lại để ổn định cuộc sống và lo cho 2 đứa con, Công việc của bệnh nhân phụ tiếp người anh xây dựng nhà ở, đôi lúc làm phụ hồ.
Nhưng trước đây bệnh nhân vào điều trị:
– THƯỜNG ĐẾN UỐNG CẬN GIỜ ĐÓNG KHO
– TEST NƯỚC TIỂU KÉO DÀI THỜI GIAN, bệnh nhân bảo khó tiểu/mới tiểu ở – nhà rồi.
– SỬ DỤNG MA TÚY ĐÁ
– BỎ LIỀU
– áp dụng nhiều giải pháp bệnh nhân không thay đổi.
Vì vậy đồng nghiệp cơ sở em phản đối việc tiếp nhận bệnh nhận này vào điều trị lại vì lý do trước đây không tốt.
Xin các Bác hướng dẫn thêm gặp phải ca bệnh như thế giải quyết ra sao ?
Đáp:
Về trường hợp bệnh nhân này, đầu tiên chúng ta vẫn phải công nhận rằng, sự khó xử và thái độ của các anh chị nhân viên ở phòng khám của mình khi mà bệnh nhân vẫn liên tục có những vấn đề như vậy trong điều trị là hợp lý và dễ hiểu. VHATTC biết rằng mỗi phòng khám đều có những khó khăn và áp lực nhất định và không phải lúc nào mọi chuyện cũng theo như ý mình mong muốn.
Tuy nhiên, về góc nhìn giảm tác hại, chúng ta nên tiếp tục nhận lại bệnh nhân này vào điều trị. Một phần là vì bệnh nhân thực sự tự nguyện muốn quay trở lại, không phải vì gia đình hay ai đó ép buộc, điều này là điều kiện tiên quyết.
Phần nữa, là từ góc độ của chính các anh chị là nhân viên y tế, mình hãy tự hỏi chính bản thân mình, với điều kiện và tình hình hiện tại của cả bệnh nhân lẫn phòng khám, tiếp nhận lại bệnh nhân có tốt hơn là để bệnh nhân hoàn toàn tự thân vận vận động bên ngoài hay không? Một lần nữa, từ góc nhìn giảm hại, việc tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân dù cho bệnh nhân có tái nghiện hây sử dụng chất kích thích vẫn khá hơn rất nhiều, vẫn mang lại nhiều lợi ích cho họ hơn so với chuyện họ sử dụng hằng ngày ma túy và không có bất kỳ kiểm soát hay hỗ trợ nào.
Trung tâm VHATTC

Các anh chị có thể gửi email thông tin của mình về: svhattc@gmail.com

Kèm thep các thông tin về: Họ tên, Cơ quan công tác, Vị trí chuyên môn, email, số điện thoại (không bắt buộc) để VHATTC nhập vào hệ thống dữ liệu.

Sau này, email của các anh chị sẽ tự động nhận được thông báo khóa học, sự kiện tập huấn trực tuyến mới. Vì VHATTC sẽ tổ chức rất nhiều các buổi giảng, thảo luận ca bệnh về nhiều chủ đề khác nhau, các anh chị nếu thấy sự kiện nào phù hợp có thể làm theo hướng dẫn để đăng ký tham gia riêng sự kiện đó.

Hẹn gặp lại trong các sự kiện sắp tới!

Chào chị,
Theo tiêu chuẩn ICD-10, để chẩn đoán nghiện, ít nhất 3 trong 6 biểu hiện cùng xuất hiện ở một thời điểm nào đó trong vòng 1 năm trở lại đây. Như vậy thật ra hoàn toàn không có điều kiện thời gian sử dụng chất phải từ 12 tháng trở lên.
Dù nghiện là bệnh lí mãn tính nhưng trong tiêu chuẩn ICD-10 hoàn toàn không có qui định giới hạn thời gian ngắn nhất để chẩn đoán. Tiêu chuẩn “triệu chứng xuất hiện trong vòng 1 năm trở lại đây” giúp trả lời câu hỏi khi nào thì một bệnh nhân cai nghiện thành công: trong vòng 1 năm nay không còn triệu chứng nữa (chính xác hơn là trong vòng 1 năm nay không có khi nào đủ 3 biểu hiện cùng lúc).
Cần lưu ý là trong tiêu chuẩn chẩn đoán, điều quan trọng không phải là có sử dụng chất hay không mà là có các triệu chứng hay không (thèm nhớ, mất khả năng kiểm soát, hội chứng cai, dung nạp, sao nhãng các hoạt động, tiếp tục sử dụng bất chấp tác hại). BN sử dụng chất liên tục trong hơn 1 năm qua, nhưng không có các biểu hiện trên thì cũng không được chẩn đoán nghiện. Ngược lại, BN cai nghiện dù đã ngưng sử dụng chất hơn 1 năm, nhưng vẫn còn có các biểu hiện (vd thèm nhớ, hội chứng cai) thì rõ ràng vẫn chưa thể xem là hết nghiện hoàn toàn.
Quay lại trường hợp BN đã sử dụng CDTP 8 tháng, để chẩn đoán nghiện cần hỏi xem trong thời gian sử dụng có các biểu hiện như trong tiêu chuẩn ICD-10 hay không, nếu có ít nhất 3 thì đã đủ để khẳng định là nghiện CDTP và theo qui định đủ tiêu chuẩn để điều trị methadone.
Tuy nhiên, trước khi nhận BN này vào điều trị methadone, cần tư vấn cho BN về các phương pháp điều trị cai nghiện CDTP khác, vì điều trị methadone có hiệu quả nhưng nhiều bất tiện (phải đi uống thuốc hàng ngày trong thời gian rất dài). Các phương pháp điều trị nghiện CDTP mà BN có thể xem xét là: tự cai ở nhà; đi cắt cơn có thể kèm dự phòng tái nghiện bằng naltrexone; tư vấn tâm lí… Các phương pháp này ít cản trở hoạt động công việc hơn, nhưng hiệu quả thì thường kém hơn methadone.
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi! Hi vọng câu trả lời có thể giúp chị tư vấn và hỗ trợ tốt cho BN.
ThS. BS. Nguyễn Song Chí Trung

Load More